Có rất nhiều yếu tố tác động đến hàm lượng axit trong cà phê, bao gồm nguồn giống, phương thức canh tác, chế biến, kỹ thuật rang, v.v.. 

Cà phê được trồng ở độ cao lớn hoặc trong đất giàu khoáng chất (như đất núi lửa) thường chứa nhiều axit hơn. 

Hơn nữa, cà phê được chế biến ướt thường có tính axit cao hơn cà phê được chế biến khô tự nhiên – Một mặt do quá trình lên men khi chế biến ướt thúc đẩy sự sản sinh một số axit hữu cơ, mặt khác do cà phê được chế biến khô thường đóng góp nhiều hương vị hơn vào cốc, khiến cho cảm nhân về acidity bị lấn át đi đáng kể.

Bất kể sự hàm lượng axit là bao nhiêu, cà phê thường chỉ đạt mức 5 trên thang đo pH. Nước tinh khiết là 7 (trung tính), nước bọt là 6 và nước cam là 3. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy axit chlorogen trong cà phê làm tăng mức axit trong dạ dày của người uống cà phê, có thể kích hoạt trào ngược axit – Roast magazine, 2005

Mặc dù Acidity là một tiêu chí quan trọng kỹ thuật Cupping – tức thử nếm cà phê (được thực hiện bởi các Cupper). 

Tuy nhiên trong thói quen thưởng thức cà phê của người Việt Nam, tác động của axit trong cà phê chưa thực sự là hương vị mong muốn hay cần thiết, cách rang đậm và phẩm chất hạt cà phê Robusta với nhiều khiếm khuyết trong các khâu chế biến đã hạn chế việc thưởng thức “độ chua hoàn hảo” của cà phê Việt Nam. 

Mặt khác một số loại cà phê được đánh giá cao trên thế giới với độ axit đặc trưng như Kenya AA, Ethiopia Yirgacheffe , Costa Rica và Nicaragua…

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here