Ngày nay, bệnh rỉ sắt có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi mà cây cà phê được trồng, đồng nghĩ rằng nó chỉ phát triển mạnh trong một điều kiện khí hậu và môi trường cụ thể. 

Độ ẩm tự do (mưa hoặc sương nặng) là yếu tố thứ nhất (quan trọng nhất) ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm H. vastatrix. Nước rất cần thiết cho sự nảy mầm và phát tán của bào tử nấm, nên mùa mưa thường là đỉnh điểm xảy ra dịch bệch.

Thứ hai, Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh gỉ sét. Nếu quá lạnh (dưới 15°C), các bào tử sẽ không thể nảy mầm và tương tự như vậy, nếu trời quá ấm (hơn 35°C) thì nấm phát triển chậm. Nhiệt độ tối ưu nhất cho sự tăng trưởng và tăng sinh của rỉ sét là từ 21-25°C (Nutman et al. 1963).

Mặt khác, ánh sáng cũng có thể thay đổi cách nấm ảnh hưởng đến cây cà phê, mặc dù có một số bằng chứng trái chiều xung quanh vấn đề này. Mặt dưới của lá nơi không tiếp xúc trực tiếm với ánh mặt trời (ánh sáng cường độ cao) đã được chứng minh là dễ bị rỉ sét hơn, và với các lá đã bị nhiễm bệnh, ánh sáng có thể làm thay đổi tốc độ phát triển của nấm. 

Rất nhiều học thuyết cho rằng bênh gỉ sắt gây ra bởi các cây che bóng, hay độ ẩm quá cao, biến đổi khí hậu, v.v.. Thực tế, hung dồ thực sự lại chính là việc độc canh. Bất cứ khi nào con người thò tay vào và tạo nên một sự sinh trưởng mạnh mẽ trái tự nhiên của một loại cây thì thể nào, thì tự nhiên cũng tìm ra cách khác để tận dụng nguồn thực phẩm dồi dào ấy – Uncomon Gruonds

Thiệt hại đối với cà phê

Khi nấm lần đầu tiên xâm chiếm trên cây cà phê, nó xuất hiện một sự đổi màu nhẹ ở mặt dưới của lá. Những đốm màu này nhanh chóng chuyển sang màu vàng, sau đó là một lớp “bụi” màu cam – tức các bào tử trưởng thành. Khi các đốm gỉ sắt to dần, và chiếm phần lớn diện tích lá, khả năng quang hợp, trao đổi chất của lá suy giảm, làm lá rụng sớm. Trong trường hợp nghiêm trọng, nấm có thể xuất hiện trên chồi non hoặc quả. Tuy nhiên giới nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những lá già có khả năng kháng mầm bệnh tương đối cao nấm và H. vastatrix thường không gây chết cây hoàn toàn.

Một cây cà phê có thể mất một lượng lá đáng kể khi bị tấn công bởi H. vastatrix. Và khi mất đi diện tích lá tối ưu, nó không có khả năng duy trì chu trình trao đổi chất thông qua quá trình quang hợp và tích lũy dưỡng chất (hoặc các tài nguyên thích hợp) cho quá trình nuôi quả. Đồn điền cà phê sẽ mất năng suất ngay cả vài năm sau khi dịch bệnh gỉ sắt quét qua.

Do sự phức tạp của việc hạch toán chính xác các tổn thất do CLR, có rất ít hồ sơ định lượng tổn thất năng suất. Ước tính tổn thất năng suất thay đổi theo quốc gia và có thể nằm trong khoảng từ 15-80%. Một số dữ liệu ban đầu từ Ceylon (nơi đầu tiên phát hiện dich bệnh) cho thấy sản lượng cà phê đã giảm 75% (wikipedia)

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here