Theo Kingston (2015), cây cà phê trồng ở độ cao thấp có hàm lượng Caffein cao hơn do chất này giúp cây chống lại côn trùng gây hại một cách tự nhiên và có năng suất cao do thời gian chín nhanh hơn, ngoài ra hạt nhân cũng mềm hơn. 

Những thay đổi về cấu trúc này cần được lưu ý trong quá trình rang hiệu để khai thác tiềm năng hương vị của hạt một cách hiệu quả.

Xét về cấu trúc hạt, ở những độ cao khác nhau hạt cà phê cũng khác nhau, cụ thể: trên 1.200m nhân cà phê có xu hướng tăng cường độ cứng (Hardness) và độ dày (Density), đường rãnh ở giữa hạt cũng bít lại, nên thường được gọi là Hard Bean, (Ví dụ như hạt cà phê như Kenya AA trên 1,676 m). Trong khi hạt cà phê được trồng ở độ cao thấp (phần lớn là giống Robusta) sẽ có nhân to, đường nứt mở rộng – Solf Bean.

Dựa vào hạt có thể biết độ cao của cây cà phê?

Những hạt cà phê “hiếm-có” nhất là những hạt rất cứng (với độ cao từ 1.370m trở lên). Đây là những hạt cà phê rất “chắc”, bởi quá trình sinh trưởng chậm trong điều kiện khí hậu vùng cao. Chúng sẽ có đường nứt khít, chạy theo đường zic-zac hoặc hơi nghiêng.

Cùng một loại cà phê, cùng một nông trại, hạt xanh có thể có màu khác nhau nếu được chế biến bằng phương pháp khác nhau (chế biến mật ong hay chế biến ướt). Với khẳng định đó, độ đặc của hạt là dấu hiệu tốt nhất để xác định độ cao của cà phê.

Cuối cùng, như đã trình bày cao chỉ là một trong số các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến hương vị của cà phê – mặc dù, nó có thể là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Không có một quy luật chung cho vấn đề này. 

Ví như cà phê Kona từ Hawaii, thường được coi là một trong những loại cà phê ngon nhất thế giới, được trồng ở độ cao tương đối thấp. Và một độ cao nhất định không đảm bảo một hạt chất lượng cao. Rất nhiều cà phê thô được trồng ở độ cao 1.500 mét. Độ cao không thể bù đắp cho đất nghèo nàn, thời tiết khắc nghiệt hoặc kỹ thuật canh tác kém.

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here