Trong khi Arabica có nhiều mục đích thương mại khác nhau, từ loại kém chất lượng dùng cho cà phê hòa tan đến cà phê phổ thông, cà phê chất lượng cao trong các cửa hàng thuộc làn sóng thứ hai hay thậm chí là cà phê đặc sản. Thì ngược lại, Robusta luôn được coi là thuộc danh mục cấp thấp của thị trường.

Trên thực tế, giá của nó chỉ bằng một nửa so với Arabica và nó chủ yếu được sử dụng cho cà phê hòa tan.

Trong lịch sử của mình, Robusta thậm chí còn không được công nhận là một loại cà phê thực sự khi so sánh với Arabica. Chỉ trong những năm 1950, khi các hãng cà phê hòa tan chạy đua lợi nhuận bằng cách giảm tỷ lệ cà phê Arabica trong sản phẩm thì Robusta mới được buôn bán một cách nghiêm túc. Sau đó, phải đến đến năm 1960 thì sàn giao dịch Đường, Cà phê New York mới bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu cà phê Robusta từ rất lâu trước đó. Tất các những điều này, xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Thứ nhất, nguồn gen mạnh mẽ hơn của Robusta làm cho nó ít tốn kém hơn trong sản xuất. Nó có thể đương đầu với bệnh gỉ sắt trên cà phê – Đây cũng là một trong những lý do chính khiến Indonesia, Việt Nam… từng từ bỏ cây cà phê Arabica sau khi bệnh gỉ sắt càng quét để đổi lại một giống cây trồng cho hiệu quả năng suất vượt trội hơn là chất lượng.
  • Quay lại với các cây cà phê thuộc giống Arabica, vì thực sự có vô số các giống Arabica đã được nghiên cứu lai tạo, được canh tác ở độ cao cao hơn, được hái bằng tay, chế biến ướt hoặc chế biến mật ong… Tất cả đều góp phần phát triển tiềm năng hương vị, đầy đủ hơn và phức tạp hơn. Lẽ dĩ nhiên, các biện pháp canh tác chất lượng cao rất hiếm khi áp dụng với Robusta. Và vì thế nó không có mặt trong định nghĩa Specialty Coffee.
  • Cuối cùng, cách mà Robsuta và Arabica được giao dịch cũng hoàn toàn khác nhau, thông thường một lô hàng Robusta được giao dịch tại thị trường London cho phép 450 lỗi / 500g mẫu – Con số này gấp 10 lần tỷ lệ lỗi trên Arabica. Do vậy “hương vị kém cỏi” của Robsuta không hẵn đến từ bản chất của nó, mà bị ảnh hưởng bởi hệ thống phân loại thiếu chặt chẽ này, ngoài ra Robusta lại không có một giao thức đánh giá chất lượng hẵn hoi như Arabica.

Những điều trên đã khiến ta phải cân nhắc – Rốt cuộc thì Robusta dỡ tệ, hay chính nền ngành cà phê đã mặc cho nó cứ dở tệ? Vì vậy, thật khập khiễn khi phải so sánh chất lượng của hai hạt cà phê từ hai giống khác nhau, mà không nhìn vào câu chuyện, vì sao nó được trồng, cách nó được chăm sóc, chế biến và giá tiền mà bạn phải bỏ ra v.v..

Tuy nhiên vẫn có tin vui cho cộng đồng tin tưởng vào Robusta, Ở Ấn Độ, nơi có truyền thống trồng Robusta từ lâu đời, Robusta Kaapi Royale (RKR) của Sethuraman đã trở thành Fine Robusta được chứng nhận trong chương trình “R Coffee” do Viện Chất lượng Cà Phê (CQI) điều hành vào năm 2012. Chương trình chứng nhận này dựa trên hệ thống “Q Coffee” của CQI cho cà phê Arabica và hoạt động với các quy trình phân loại tương tự.

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here