Nghiên cứu của William H. Ukerst trong All About Coffee (1922) chỉ ra rằng cà phê là cây bản địa của Abyssinia (Ethiopia ngày nay), và có lẽ là từ Ả Rập, việc trồng trọt cà phê đã lan rộng khắp vùng nhiệt đới trên toàn thế giới. 

Mặt khác sự đề cập đáng tin cậy đầu tiên về các tính chất và công dụng của cà phê thuộc về một bác sĩ Ả Rập vào cuối thế kỷ thứ chín (TCN) – Hợp lý với lập luận rằng trước thời điểm đó, cây được phát hiện mọc hoang dã ở Abyssinia. Vậy nên nếu đó là sự thật, những người Ả Rập phải được công nhận vì đã khám phá và thúc đẩy việc sử dụng đồ uống từ cây cà phê đồng thời mở rộng việc nhân giống & canh tác loại cây này.

Chắc chắn việc phát hiện ra đồ uống dẫn đến việc trồng cây ở Abyssinia và ở Ả Rập; Nhưng trái với sự sầm uất trong giao thương hàng hóa tại cảng Mocha, Yemen, sự phổ biến nguồn giống của cà phê đã chậm lại trong thế kỷ 15 và 16, khi người  Ả Rập mong muốn độc chiếm lợi ích kinh tế từ cây cà phê, và “giấu nhẹm” hạt giống của nó với phần còn lại của thế giới – như đã đề cập trong lịch sử cà phê thế kỷ 16-17, hạt cà phê bị phơi khô hoặc luộc chín trước khi xuất khẩu để tránh nẩy mầm bên ngoài biên giới Ả Rập.

Tuy nhiên, không thể kiểm soát mọi con đường dẫn vào Ả Rập, với hàng ngàn người hành hương đến và đi từ Mecca mỗi năm; và do đó, vào năm 1695, Baba Budan – một người hành hương Moslem đã mang từ Yemen về những hạt giống cà phê và trồng tại Chickmaglur, miền nam Ấn Độ vào đầu năm 1600 (theo một số tài liệu là 1695). Tác giả cuốn All About Coffee; William H.Ukers đã tìm thấy hậu duệ của những cây cà phê đầu tiên này mọc dưới những tán rừng nguyên sinh hàng thế kỷ. Mãi đến năm 1840, thực dân Anh mới bắt đầu trồng cà phê ở Ấn Độ.

Xem tiếp:

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here