Trong phần sau của thế kỷ 16, các nhà thực vật học người Đức, Ý và Hà Lan và đã trở về từ vùng Levant (địa Trung Hải) với sự hiểu biết cây cà phê. 

Năm 1614, các thương nhân Hà Lan dám nghĩ dám làm đã bắt đầu nghiên cứu các khả năng của việc trồng và kinh doanh cà phê. Năm 1616, một cây cà phê đã được vận chuyển thành công từ Mocha đến Hà Lan. Năm 1658, người Hà Lan bắt đầu trồng cà phê ở Ceylon, mặc dù người Ả Rập được cho là đã mang cây cà phê đến hòn đảo này trước, từ năm 1505. Năm 1670, một nỗ lực đã được thực hiện để trồng cà phê trên đất châu Âu tại Dijon, Pháp – nhưng kết quả là thất bại.

Năm 1696, Thị trưởng Amsterdam Nicholas Witsen đã ra lệnh cho chỉ huy VOC khu vực Malabar, Ấn Độ là Adrian van Ommen để mang hạt cà phê đến Batavia hoặc bây giờ được gọi là Jakarta. Những cây cà phê giống đầu tiên được trồng bởi Toàn quyền Willem Van Outshoorn trên khu đất Kedawoeng gần Batavia, nhưng sau đó bị chết do động đất và lũ lụt. Đến năm 1699, một nỗ lực khác được thực hiện bởi Henricus Zwaardecroon, với các cây cà phê được mang từ Malabar vào Java, đánh dấu thành công đầu tiên, và trở thành tổ tiên của tất cả các loại cà phê của Đông Ấn Hà Lan.

“Công ty Đông Ấn Hà Lan hay VOC là một tổ chức thương mại, thành lập năm 1602 nắm độc quyền thực thi những hoạt động thực dân tại châu Á. VOC sở hữu gần như toàn bộ quyền lực của chính phủ, bao gồm cả khả năng phát động chiến tranh thuộc địa. Dưới tầm vóc của VOC, hành trình tiếp cận phương tây và mỹ La Tinh của cây cà phê gần như vũ bảo và không cách nào kiểm soát được.”

Quay trở về Châu Âu

Năm 1706, những mẫu cà phê Java đầu tiên và một cây cà phê giống được trồng ở Java đã quay trở về vườn bách thảo Amsterdam. Rất nhiều những cây sau đó được nhân giống từ lô cà phê này chúng đã được phân phối cho một số vườn thực vật và nhà kính tư nhân nổi tiếng nhất ở châu Âu.

Vụ thu hoạch cà phê Java đầu tiên tại Pondok Kopi đã được gửi trực tiếp đến Vườn bách thảo Amsterdam. Các nhà sinh vật học tại đây đã rất ngạc nhiên về chất lượng của cà phê Java – Không lâu sau đó, “Java” đã trở thành tên chung cho các loại cà phê khác trong quẩn đảo Indonesia và là chuẩn mực hương vị cà phê thế giới.

rong khi người Hà Lan đang mở rộng việc trồng cây cà phê đến Sumatra, Celebes, Timor, Bali và các đảo khác của vùng Đông Ấn thì người Pháp đang tìm cách đưa cà phê vào các thuộc địa của họ. Một số nỗ lực đã được thực hiện để chuyển cây non từ vườn bách thảo Amsterdam sang vườn thực vật ở Paris, nhưng tất cả đều thất bại.

Tuy nhiên, vào năm 1714, do kết quả của các cuộc đàm phán giữa chính phủ Pháp và chính quyền Amsterdam, một cây cà phê trưởng thành cao khoảng 5 feet đã được gửi đến cho vua Louis XIV tại lâu đài Marly. Ngày hôm sau, nó được chuyển đến vườn thực vật Jardin des Plantes tại Paris, nơi nó được Antoine de Jussieu, giáo sư phụ trách thực vật học chăm sóc. Chính cây này đã được định sẵn số phận là tổ tiên của hầu hết các loại cà phê có mặt trên các thuộc địa Pháp, cũng như trên khắp vùng Caribbean, Nam và Trung Mỹ.

3 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here