Tây Bắc với trọng điểm là vùng cà phê chè Sơn La được giới chuyên môn nhận định như Sao Paulo của Brazil song trên thực tế, cà phê chè Tây Bắc không nổi bật trong ngành cà phê Việt Nam nói chung. 

Nhưng khi xét trên các yếu tố tự nhiên, Tây Bắc có tiềm năng rất lớn trong việc canh tác cây cà phê chè chất lượng cao, chúng ta hoàn toàn có cơ sở tin tưởng vào một “Specialty Coffee made in Tay Bac – Viet Nam”.

Vị trí địa lý

Là một trong ba vùng trồng cây cà phê chè (Cà phê Arabica) chè trên dãy đất hình chữ “S”. Tây Bắc Việt Nam là vùng có địa hình chia cắt phức tạp, gồm một số núi trung bình và núi cao bao quanh các bồn địa lớn, nhỏ, trong đó có những cao nguyên như cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu… mới đó mà nghe có vẽ phức tạp ghê lắm vì thực sự nước ta có địa hình quá phức tạp mà!

Thế cái gì làm nên phức tạp vậy? Đó là Dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài như một bức tường thành chia Tây Bắc thành hai vùng khí hậu: đông Hoàng Liên Sơn và tây Hoàng Liên Sơn. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là những tỉnh thuộc Tây Hoàng Liên Sơn. Nó là một vùng núi thấp có độ cao từ 500 đến 1500m nằm khuất sau dãy núi đã hình thành một vùng khí hậu đặc trưng có thể trồng cà phê chè. Đặc trưng cho khu vực này phải kể đển 2 tỉnh Điện Biên & Sơn La. Nói kỹ hơn như sau:

Cà phê chè Điện Biên – Tây Bắc

Điện Biên là một vùng núi thấp, khí hậu có 2 mùa, mùa đông lạnh và khô đối nghịch với mùa hè nóng và nhiều mưa. Điện Biên có địa hình khép kín nên mùa đông đỡ lạnh hơn, hàng năm chỉ có ít ngày có nhiệt độ dưới 15oC. Tuy vậy ở đây mùa đông cũng có khả năng xuất hiện sương muối nhưng mức độ ít nghiêm trọng như ở Thuộc Châu Mai Sơn, Sơn La.

Mặc dù các vùng đất trồng cà phê ở đây không có độ cao lý tưởng, chỉ vào khoảng 400 – 500m nhưng vẫn có thể trồng cà phê Arabica, sản phẩm cũng cho chất lượng khá vì nó ở vĩ độ khá cao gần bắc chí tuyến. Một vùng cà phê đã được trồng từ trên mười năm trở lại đây là khu vực Mường Ảng, Tuần Giáo. Từ tháng 1/1961 các chuyên gia dẫn đầu là GS. TS Hans Pagel Trường Đại học Humbolt CHDC Đức và Đoàn Triệu Nhạn, Bộ Nông trường Việt Nam đã khảo sát thổ nhưỡng và ghi nhận khả năng phát triển cà phê Arabica ở vùng Tuần Giáo. 

Cà phê chè Mường Ảng

Tháng 5/2005 các chuyên gia của Trung tâm Khuyến nông và Xúc tiến thương mại thuộc Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đã cùng với cán bộ tập đoàn Thái Hòa tiến hành khảo sát vùng Mường Ảng cho thấy bên cạnh diện tích cà phê chè đang phát triển rất tố ở khu vực nông trường Mường Ảng đã trồng từ những năm 1990, còn có nhiều diện tích có thể trồng cà phê chè ở vùng này lên tới trên 1000 hecta.

Cà phê chè Sơn La – Sao Paulo của Brazil

Sơn La với một hệ thống núi non trùng điệp bao quanh các bồn địa, các cao nguyên, cà phê chè được trồng trên các sườn dốc của chân các dãy núi thấp hoặc trên các chỏm đồi với độ cao chừng 600m trên mực nước biển trên. Tuy độ cao các vùng cà phê ở đây chưa phải là lý tưởng song cà phê Sơn La lại nằm trong khoảng 21 đến 22 vĩ độ bắc, như vậy vùng cà phê Sơn La có vị trí đối xứng xích đạo với vùng Minas Gerais, Sao Paulo của Brazil (19-24 vĩ độ nam).

Có 3 vùng cà phê chè chủ yếu của tỉnh theo số lượng thống kê năm 2009 là thành phố Sơn La (1515ha), huyện Mai Sơn (1489ha) và huyện Thuận Châu (385ha). Đến nay số liệu thống kê trên đã có nhiều thay đổi tuy nhiên, đáng ghi nhận nhất phải kể đến xã Chiềng Ban Ở huyện Mai Sơn với phong trào mở rộng canh tác cà phê mạnh mẽ.

Cà phê Chiềng Ban trên đà phát triển

Chiềng Ban là cộng đồng sống ở miền núi thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Hầu hết cư dân nơi đây có cuộc sống bấp bênh, kém ổn định, chính vì thế nhờ vào việc trồng cà phê Arabica đã đem đến một thu nhập tốt hơn dành cho người dân.

Trong tổng số 1.564 ha đất canh tác, 1.200 ha là dành cho cà phê. Lợi nhuận hàng năng từ cà phê hơn 100 tỉ đồng. Nhờ có cây cà phê mà cuộc sống của mọi người nơi đây đều được cải thiện rõ rệt so với thời trước.

Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân của Chiềng Ban khẳng định cây cà phê sẽ là loại cây trồng chiến lược và quan trọng bậc nhất của nơi đây. Tỉnh sẽ không tập trung mở rộng diện tích đất để trồng cà phê, mà đẩy mạnh vào thiết bị kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, biến cà phê Chiềng Ban thành thương hiệu nổi tiếng quốc tế.

Một số vùng cà phê chè khác phía Bắc

Ngoài 2 tỉnh Điện Biên, Sơn La kể trên còn có nhiều vùng có điều kiện thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây cà phê chè chúng ta có thể khai thác. Phía Nam đèo Hải Vân, ở một số tỉnh ở duyên hải nam Trung bộ cũng có một vài vùng trồng cà phê chè nhưng lẻ tẻ với diện tích không đáng kể như huyện Vĩnh Thạnh – Bình Định có 278 ha với sản lượng 250 tấn. Huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên có 1185 ha sản lượng 1579 tấn và huyện Khánh Sơn tỉnh Khánh Hòa có 280 ha sản lượng 429 tấn. Điểm yếu nhất của các vùng cà phê này là được trồng ở những nơi có độ cao trên mực nước biển thấp, thậm chí có nơi chỉ dưới 100m như Phủ Quỳ, Nghệ An.

Kết ./.

So với ba vùng canh tác trọng điểm, Sơn La – Tây Bắc sẽ còn rất nhiều tiềm năng cho việc canh tác cà phê chè chất lượng cao của nước ta. Trên con đường nam tiến ta sẽ bắt gặp những sắc thái vùng chuyên biệt, của vùng cà phê chè Miền Trung và Tây Nguyên trong loạt bài viết về vùng cà phê chè truyền thống.

Tóm tắt lại ta sẽ có ba vùng như sau:

  • Vùng cà phê chè Tây bắc: Đặc biệt là vùng cà phê Arabica Sơn La được giới chuyên môn nhận định như SaoPaulo của Brasil
  • Vùng cà phê chè Miền trung: Cái tên không thể thiếu là Arabica Khe Sanh, Đây cũng là vùng cà phê Arabica lớn nhất và hiệu quả cao nhất miền Trung Việt Nam.
  • Vùng cà phê chè Tây Nguyên: Với Cao nguyên Di Linh thuộc Địa phận Tỉnh Lâm Đồng có độ cao tối thích và cùng miền vĩ độ Với Costa Rica – Một vùng cà phê chè phẩm chất cao của thế giới.

3 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here